HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN GIÀY - TÚI
1. BẢO QUẢN GIÀY
KHỬ MÙI BÊN TRONG GIÀY
Mang giày suốt cả ngày dài đôi khi sẽ bị mồ hôi chân gây ẩm ướt, mùi hôi. Bạn hãy đặt túi đựng viên chống ẩm vào bên trong giày để hút ẩm và rắc phấn rôm (có thể thay bằng cách đặt vào bên trong giày gói trà túi lọc chưa qua sử dụng) để khử mùi, giúp giày luôn khô thoáng.
Để hạn chế mùi hôi và sự ẩm ướt cho giày, hãy chọn vớ chân loại tốt, có khả năng thấm hút cao. Ngoài ra, dùng các loại lót giày khử mùi cũng là một phương pháp tốt.
LÀM MỀM GIÀY DA
Giày da để quá lâu không được sử dụng, đôi khi sẽ bị co cứng lại, dễ gây cảm giác đau chân khi dùng. Để làm mềm giày, đối với giày da, si, bạn có thể thoa một lớp vaseline lên giày, để một vài tiếng, giày sẽ mềm trở lại. Đối với các loại giày da lộn, bạn có thể dùng vải mềm ẩm lau qua toàn bộ giày, để qua đêm, da giày sẽ mềm hơn hẳn.
Để da giày được bền lâu, bạn nhớ hạn chế làm ướt giày. Khi giày bị ướt, không nên hơ bằng lửa, phơi nắng hoặc dùng máy sấy nóng, sẽ làm giày bị cứng, co lại hoặc hỏng bề mặt da. Hãy dùng giấy khô vò lại đặt vào trong giày để hút ẩm, phơi giày ở nơi râm mát. Sau khi khô, với giày da thì nên thoa vaseline, đánh si để da mềm và bóng đẹp trở lại.
BẢO QUẢN GIÀY KHI KHÔNG SỬ DỤNG
Khi bạn mua giày tại DELICA, giày sẽ được đặt trong một hộp giày kèm với túi chống ẩm. Khi sử dụng giày, bạn đừng vội vứt hộp đi mà hãy cất lại để dành. Khi không sử dụng, hãy nhét một ít giấy vụn vào bên trong giày để giữ cho dáng giày luôn chuẩn, đẹp. Sau đó đặt giày vào hộp bảo quản cùng túi hút ẩm.
Khi cần mang ra sử dụng, hãy áp dụng những cách làm mềm giày da bên trên, như vậy đôi giày của bạn sẽ luôn bền đẹp như mới.
2. BẢO QUẢN TÚI
- Không nên túi để túi tiếp xúc nhiều với xà bông.
- Có thể vệ sinh bằng khăn ẩm và các dung dịch làm sạch đã pha loãng.
- Trong trường hợp không có sẵn dung dịch làm sạch, có thể pha loãng dầu gội đầu và lau túi nhẹ nhàng với khăn sạch hoặc dùng cồn cùng một chút ít xà phòng để chà nhẹ lên bề mặt vết bẩn.
- Lau khô hoàn toàn sau khi vệ sinh.
GIAO HÀNG TẬN NƠI/ ZALO: 0769 993345
- Dưa chuột (dưa leo) có tên tiếng Anh là Cucumber và tên khoa học là Cucumis sativus. Dưa chuột là cây leo thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae) và có thể trồng quanh năm.
- Dưa chuột có nguồn gốc từ Nam Á và được trồng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, phổ biến nhất ở Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Ai Cập, Hà Lan, Tây Ban Nha, Việt Nam...
- Dưa chuột thuộc thân thảo, thân có nhiều tua cuốn để bám khi leo lên giàn hoặc bò trên mặt đất, thân có chiều dài khoảng từ 50cm cho đến 2,5m. Thân cây của dưa leo có dạng tròn được phủ một lớp lông mỏng và cành phân nhánh.
- Lá của cây dưa chuột khá lớn, thường mọc đơn lẻ và có dạng hình chân vịt với cuống lá dài từ 5cm đến 15cm. Trên hai mặt lá của dưa leo có một lớp lông bao phủ, phần rìa lá có hình răng cưa nhỏ.
- Hoa của dưa chuột thường mọc đơn độc hoặc thành một đôi ở nách lá. Hoa dưa leo có màu vàng, bầu noãn của hoa cái có tốc độ phát trưởng nhanh chóng để chờ được thụ phấn nhờ côn trùng.
- Quả dưa chuột thường có hình trụ tròn dài, khi còn non sẽ có gai xù xì, sau đó sẽ từ từ biến mất khi quả lớn. Quả dưa leo nói chung thường có màu xanh lá đậm hoặc nhạt, có một số hoa văn kiểu sọc, chấm hoặc vệt trên lớp vỏ.
- Quả dưa chuột thường chứa rất nhiều hạt, một quả dưa chuột trung bình chứa khoảng 200 đến 500 hạt có màu trắng ngà.
Thành phần dinh dưỡng của dưa chuột
Theo các nguyên cứu, trung bình trong 100g dưa chuột sẽ chứa các thành phần dinh dưỡng sau:
Tác dụng của dưa chuột
- Dưa chuột đã được nghiên cứu và chứng minh là có nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người. Dưa chuột không chỉ là một loại quả dinh dưỡng mà còn có khả năng hỗ trợ điều trị một số bệnh rất hiệu quả. Những tác dụng của quả dưa leo cụ thể như sau:
Tác dụng phụ của dưa chuột
- Dưa chuột có chứa các độc tố là cucurbitacin và tetracyclic triterpenoid, đây là các nguyên tố tạo ra vị đắng của dưa chuột. Do vậy, nếu ăn nhiều dưa chuột hoặc sử dụng dưa chuột không đúng cách có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn như:
Trao đổi